Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành xây dựng Thanh Hóa đã tham mưu thực hiện tương đối tốt công tác quy hoạch đô thị. Chúng tôi luôn xác định công tác quy hoạch có vai trò rất quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược, cần phải đi trước một bước làm động lực cho phát triển kinh tế xã hội bền vững. Vì thế, quy hoạch các đô thị lớn và các vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh, ngành xây dựng đều tham mưu cho tỉnh lựa chọn sự tham gia của các đơn vị tư vấn đẳng cấp quốc tế nên chất lượng nhiều đồ án quy hoạch được đánh giá tốt, có tầm nhìn và khả thi; các quy hoạch đã nhận diện và xác định được tiềm năng lợi thế cũng như thách thức của tỉnh; đồng thời xác định rõ mục tiêu, nguồn lực và lộ trình thực hiện. Một số các quy hoạch lớn sau khi được phê duyệt và công bố như QHC Khu kinh tế Nghi Sơn, QHC thành phố Sầm Sơn, QHC Khu đô thị du lịch ven biển Quảng Xương, quy hoạch khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn.... đã thu hút nhiều nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế vào Thanh Hóa nghiên cứu đầu tư các khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp....như các Tập đoàn FLC, Sungroup, Vingroup, BRG, Hyosung Hàn Quốc, Mitsui Nhật Bản.... Thanh Hóa đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, tạo cơ hội đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở tầm cao mới. Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 610.000 tỷ đồng đạt mục tiêu đặt ra và gấp 1,8 lần giai đoạn 2011-2015.
Phối cảnh một góc khu đô thị số 2, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa |
Có các quy hoạch đô thị chất lượng, thu hút được nhiều nhà đầu tư tầm cỡ, cùng với việc tập trung nguồn lực đầu tư có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm trọng điểm nên chất lượng các đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang thay đổi nhanh chóng. Từ chỗ tỷ lệ đô thị hóa năm 2010 chỉ đạt 10,4% và là một trong năm tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất cả nước. Đến năm 2019 tỷ lệ đô thị hóa đã đạt 27,0%, toàn tỉnh có 31 đô thị, trong đó có một đô thị loại 1 là thành phố Thanh Hóa, 2 đô thị loại 3 là thành phố Sầm Sơn và thị xã Bỉm Sơn, 28 đô thị loại 5 là các thị trấn huyện lỵ và thị trấn chuyên ngành. Bộ mặt kiến trúc các đô thị của tỉnh Thanh Hóa hôm nay tương đối khang trang, sạch đẹp, từng bước đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Đã có nhiều công trình kiến trúc được quản lý xây dựng chặt chẽ, hài hòa về đường nét và hình khối tạo những điểm nhấn mới cho không gian kiến trúc các đô thị.
Trong thời gian tới, về lĩnh vực xây dựng, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh tập trung đầu tư hoàn thiện và đồng bộ về hạ tầng các đô thị trung tâm giữ vai trò là cực tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh như TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Đô thị Nghi Sơn, Đô thị Lam Sơn Sao Vàng, Đô thị Ngọc Lặc.... và các vùng liên huyện như vùng Thanh Hóa – Sầm Sơn, Vùng công nghiệp khu kinh tế.
Biểu tượng thành phố một trong những điểm nhấn trong phát triển đô thị |
Nghi Sơn, Bỉm Sơn – Thạch Thành, Lam Sơn Sao Vàng và vùng ven biển. Phát triển các đô thị một cách bền vững, quyết tâm thực hiện đạt được mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 18 đã đề ra là đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 35%.
Nguồn:Thanhhoa24h.net.vn